Sách - Cơ cấu tổ chức hành chính và tổ chức quản lý địa phương thời Lý - Trần (Thế kỷ XI-XIV)
Tác giả: Phạm Đức Anh
Nhà xuất bản: Chính Trị Quốc Gia Sự Thật
Ngày xuất bản: 2023
Số trang: 343 trang
Khổ sách: 16 x 24 cm
Công ty phát hành: Nhà Sách Tư Pháp
Giá bìa: 200.000đ
Hình thức bìa: bìa mềm
Lời giới thiệu:
Bước sang thế kỷ XI đất nước có sự thay đổi lớn khi Lý Công Uẩn lên ngôi vua năm 1010 cùng với sự ra đời của Chiếu Dời Đô ông đã dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La( Thăng Long) và bước vào công cuộc xây dựng đất nước theo lối chính quy, từng bước mở rộng quy mô. Bộ máy nhà nước từ thời Lý sang thời Trần được xây dựng và củng cố, nhìn chung có sự hoàn chỉnh hơn so với giai đoạn trước bộ máy nhà nước được thống nhất từ trung ương đến địa phương.
Được áp dụng triệt để dưới thời Lí – Trần, nguyên tắc Liên kết dòng họ đóng vai trò to lớn trong việc xây dựng và hoàn thiện của hai triều đại Lý, Trần với bản chất: vua lấy hoàng tộc và quốc thích làm hậu thuẫn chính trị cho địa vị của mình.
Cuốn sách là kết quả nghiên cứu công phu của tác giả về cơ cấu tổ chức hành chính và phương thức quản lý địa phương ở Đại Việt thời Lý -Trần (giai đoạn thế kỷ XI - XIV). Trên cơ sở khai thác và hệ thống hóa các nguồn sử liệu, nhất là thư tịch cổ của Việt Nam và Trung Quốc, văn bia và tư liệu khảo cổ học, cuốn sách đã thảo luận, làm rõ các nội dung khoa học sau đây:
Thứ nhất, trình bày thiết chế chính trị và tổ chức chính quyền trung ương thời Lý - Trần để qua đó nhận thức đầy đủ hơn về quan điểm, phương thức tổ chức và quản lý lãnh thổ địa phương ở Đại Việt thời kỳ này.
Thứ hai, phân lập và phân tích cơ cấu hệ thống hành chính ở địa phương (gồm cấp vùng, cấp trung gian và cấp cơ sở), hệ thống các chức quan địa phương thời Lý - Trần; chỉ ra những biến đổi từ thời Lý sang Trần.
Thứ ba, xác định một cách tương đối cương giới lãnh thổ, khu vực miền núi và biên viễn trong cương vực Đại Việt thời Lý và Trần, quá trình mở mang bờ cõi và khẳng định chủ quyền của các triều đại quân chủ trong giai đoạn thế kỷ XI - XIV.
Thứ tư, phân tích, đánh giá những chính sách và phương thức kiểm soát, quản lý lãnh thổ của chính quyền trung ương thời Lý và Trần đối với các địa phương, bao gồm các biện pháp hành chính và phi hành chính, đối với cả khu vực đồng bằng và miền núi, biên viễn.
Thứ năm, thông qua nghiên cứu, chỉ rõ đặc điểm và tính chất của thiết chế trung ương tập quyền, phạm vi và khả năng kiểm soát lãnh thổ của chính quyền Đại Việt trong giai đoạn thế kỷ XI-XIV.
Nội dung cuốn sách gồm 343 trang (khổ 16x24cm), chia thành 5 chương:
Chương 1: Thiết chế chính trị và tổ chức chính quyền trung ương thời Lý - Trần
Chương 2: Hệ thống hành chính địa phương thời Lý
Chương 3: Quản lý địa phương dưới triều Lý
Chương 4: Hệ thống hành chính địa phương thời Trần
Chương 5: Quản lý địa phương dưới triều Trần.