Sách - Giáo Trình Tâm Lí Học Tư Pháp
Tác giả: PGS.TS. Đặng Thanh Nga chủ biên, cùng với sự tham gia biên soạn của tập thể tác giả là giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội
Nhà xuất bản: Công An Nhân Dân
Khổ sách: 20.5x14.5x2cm
Phát hành: 2021
Công ty phát hành: Nhà sách Tư Pháp
Giá bìa: 71000 đ
Số trang: 364 trang
Hình thức bìa: Bìa mềm
Sách giáo trình tâm lí học tư pháp
Tâm lý học tư pháp là một ngành khoa học độc lập. Nó là cầu nối giữa khoa học pháp lý và khoa học tâm lý. Tâm lý học tư pháp được coi là một chuyên ngành ứng dụng của khoa học tâm lý. Vì vậy, đối tượng nghiên cứu của nó là các quy luật nảy sinh, phát triển và biểu hiện của các hiện tượng tâm lý, các quy luật hình thành phẩm chất tâm lý của con người trong hoạt động tư pháp.
Với ý nghĩa quan trọng như vậy Tâm lý học tư pháp đã được xác định là một môn khoa học trong chương trình đào tạo cử nhân luật của Trường Đại học Luật Hà Nội.
Giáo trình Tâm lý học tư pháp là học liệu phục vụ giảng dạy và học tập môn học này dành cho sinh viên, học viên trường Đại học Luật Hà Nội.
Cuốn sách được tập thể các tác giả là giảng viên có kinh nghiệm trong giảng dạy và nghiên cứu khoc học về lĩnh vực tâm lý tư pháp.
Giáo trình Tâm lý học tư pháp - Trường đại học Luật Hà Nội được biên soạn với cấu trúc chương mục như sau:
Phần I: Những vấn đề chung của tâm lý học tư pháp
Chương 1. Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học tư pháp
Đối tượng, nhiệm vụ của tâm lý học tư pháp
Sơ lược lịch sử phát triển của tâm lý học tư pháp
Các nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học tư pháp
Chương 2. Các phương pháp tác động tâm lý trong hoạt động tư pháp
Tác động tâm lý trong hoạt động tư pháp
Các phương pháp tác động tâm lý trong hoạt động tư pháp
Các giai đoạn tác động tâm lý trong hoạt động tư pháp
Chương 3. Các chức năng tâm lý của hoạt động tư pháp
Khái niệm, đặc điểm và cấu trúc tâm lý của hoạt động tư pháp
Hoạt động nhận thức trong hoạt động tư pháp
Hoạt động thiết kế trong hoạt động tư pháp
Hoạt động giáo dục trong hoạt động tư pháp
Hoạt động giao tiếp trong hoạt động tư pháp
Hoạt động tổ chức trong hoạt động tư pháp
Hoạt động chứng nhận trong hoạt động tư pháp
Phẩm chất tâm lý của các cán bộ tư pháp
Phần II: Những vấn đề cụ thể của tâm lý học tư pháp
Chương 4. Những khía cạnh tâm lý của hành vi phạm tội
Khái niệm hành vi phạm tội
Cấu trúc tâm lý của hành vi phạm tội
Diễn biến tâm lý của người phạm tội sau khi thực hiện hành vi phạm tội
Nguyên nhân tâm lý xã hội của hành vi phạm tội
Nguyên nhân tâm lý xã hội của hành vi phạm tội do người chưa thành niên thực hiện
Chương 5. Cơ sở tâm lý của hoạt động điều tra vụ án hình sự
Các chức năng tâm lý của hoạt động điều tra vụ án hình sự
Đặc điểm tâm lý các giai đoạn của hoạt động điều tra vụ án hình sự
Đặc điểm tâm lý của bị can và các giai đoạn hình thành lời khai của người làm chứng
Đặc điểm tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại
Đặc điểm tâm lý trong đối chất
Đặc điểm tâm lý của hoạt động khám nghiệm hiện trường
Đặc điểm tâm lý của hoạt động khám xét
Đặc điểm tâm lý của hoạt động nhận dạng
Chương 6. Cơ sở tâm lý của hoạt động xét xử vụ án hình sự
Các chức năng tâm lý của hoạt động xét xử vụ án hình sự
Đặc điểm tâm lý các giai đoạn của hoạt động xét xử vụ án hình sự
Đặc điểm tâm lý của bị cáo và người làm chứng tại phiên tòa
Chương 7. Cơ sở tâm lý của hoạt động giáo dục, cải tạo phạm nhân
Các chức năng tâm lý của hoạt động giáo dục, cải tạo phạm nhân
Đặc điểm tâm lý của phạm nhân và nhóm phạm nhân
Các phương tiện tác động giáo dục, cải tạo phạm nhân
Quá trình tái hòa nhập xã hội
Chương 8. Cơ sở tâm lý của quá trình giải quyết vụ án dân sự
Những khía cạnh tâm lý của hoạt động điều chỉnh pháp luật dân sự
Đặc điểm tâm lý của quá trình giải quyết vụ án dân sự
Đặc điểm tâm lý của đương sự trong vụ án dân sự
Khía cạnh tâm lý trong thi hành án dân sự