Sách - Lý Luận Về Nhà Nước Và Pháp Luật (Quyển 1)
Tác giả: GS.TS. Nguyễn Minh Đoan
Nhà xuất bản: Chính trị quốc gia Sự Thật
Khổ sách: 16x24cm
Phát hành: 2020
Công ty phát hành: Nhà sách Tư Pháp
Giá bìa:78.000 đ
Số trang: 196 trang
Hình thức bìa: Bìa mềm
Môn học Lý luận về nhà nước và pháp luật là môn học nền tảng trong chương trình đào tạo cử nhân luật ở tất cả các đơn vị đào tạo luật trong cả nước. Đây là môn học cơ sở nền tảng cho tất cả những môn học pháp luật về sau, nhưng lại chứa đựng nhiều nội dung lý thuyết mang tính trừu tượng. Việc tiếp cận môn học này không hề đơn giản. Chính vì vậy, việc đưa những kiến thức lý luận chung về nhà nước và pháp luật vào chương trình đào tạo, bằng cách trình bày đơn giản, cụ thể, dễ tiếp cận mà vẫn bảo đảm tính khoa học là một yêu cầu quan trọng. Cuốn sách Lý luận về nhà nước và pháp luật do PGS. TS. GVCC. Phan Trung Hiền biên soạn với mong muốn giúp người học chuyên ngành luật tiếp cận và nghiên cứu môn học thông qua những nội dung khoa học rất cơ bản, gắn kết với những sự kiện lịch sử và những ví dụ minh họa.
Trong lần tái bản này, tác giả đã cập nhật các nội dung mới sửa đổi, bổ sung của các luật về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
Lý luận về nhà nước và pháp luật - Quyển 1 có cấu trúc chương mục như sau:
Giới thiệu môn học
1. Đối tượng nghiên cứu
2. Phương pháp và phương pháp luận
3. Nội dung
4. Vị trí, vai trò của môn học "Lý luận về nhà nước và pháp luật" trong khoa học pháp lý
Phần thứ nhất. Những vấn đề chung về nhà nước và pháp luật
Bài 1. Nguồn gốc của nhà nước và pháp luật
1. Một số quan điểm phi mácxít về nhà nước và pháp luật
2. Nguồn gốc của nhà nước theo quan điểm Mác - Lênin
3. Nguồn gốc của pháp luật theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin
4. Một số học thuyết, tư tưởng về pháp luật và nguồn gốc pháp luật
Bài 2. Bản chất, các kiểu và các hình thức nhà nước
1. Bản chất của nhà nước
2. Phân biệt nhà nước với các tổ chức khác trong xã hội
3. Vai trò của nhà nước trong xã hội
4. Kiểu nhà nước
5. Chức năng của nhà nước
6. Cơ quan nhà nước và bộ máy nhà nước
7. Hình thức nhà nước
8. Mối quan hệ giữa kiểu nhà nước và hình thức nhà nước
Bài 3. Bản chất, các kiểu và các hình thức pháp luật
1. Bản chất, những đặc trưng cơ bản của pháp luật
2. Phân biệt giữa pháp luật với các quy phạm xã hội khác (đặc trưng của pháp luật)
3. Mối quan hệ giữa pháp luật với các phạm trù xã hội khác
4. Vai trò của pháp luật
5. Kiểu pháp luật
6. Hình thức của pháp luật
7. Mối quan hệ giữa hình thức pháp luật và nguồn của luật
Phần thứ hai. Nhà nước và pháp luật chiếm hữu nô lệ, phong kiến và tư sản
Bài 4. Nhà nước và pháp luật chiếm hữu nô lệ
1. Nhà nước chiếm hữu nô lệ
2. Pháp luật chiếm hữu nô lệ
Bài 5. Nhà nước và pháp luật phong kiến
1. Nhà nước phong kiến
2. Pháp luật phong kiến
Bài 6. Nhà nước tư sản
1. Các giai đoạn hình thành và phát triển của nhà nước tư sản
2. Bản chất của nhà nước tư sản
3. Chức năng của nhà nước tư sản
4. Bộ máy nhà nước tư sản
5. Hình thức của nhà nước tư sản
Bài 7. Pháp luật tư sản
1. Bản chất và đặc điểm của pháp luật tư sản
2. Các chế định nổi bật của pháp luật tư sản
3. Hình thức của pháp luật tư sản
4. Hệ thống pháp luật tư sản
5. Vấn đề pháp chế ở nhà nước tư sản
Phần thứ ba. Nhà nước xã hội chủ nghĩa
Bài 8. Bản chất, chức năng, hình thức của nhà nước xã hội chủ nghĩa
1. Quá trình hình thành và phát triển nhà nước xã hội chủ nghĩa
2. Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa
3. Đặc trưng cơ bản của nhà nước xã hội chủ nghĩa
4. Chức năng của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
5. Hình thức nhà nước xã hội chủ nghĩa
Bài 9. Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Đặc điểm của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
2. Các cơ quan chính yếu trong bộ máy nhà nước Cộng hoad xã hội chủ nghĩa Việt Nam
3. Sự ra đời của Nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Việt Nma
4. Hệ thống các cơ quan trong bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
5. Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
6. Hoàn thiện bộ máy nhà nước và vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền
7. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong hệ thống chính trị
8. Mối quan hệ giữa Nhà nước xã hội chủ nghĩa và cá nhân