Sách - Tìm Hiểu Phong Tục Ngày Tết Cổ Truyền Và Cách Nghênh Đón Điềm May Theo Quan Niệm Của Người Xưa
Tác giả: Diệu Tuệ
Nhà xuất bản: Chính Trị Quốc Gia Sự Thật
Khổ sách: 20x 28cm
Phát hành: 2022
Công ty phát hành: NXB Tư Pháp
Giá bìa: 395.000 đ
Số trang: 400 trang
Hình thức bìa: Bìa cứng
Theo chu kỳ của thời gian, khi mùa xuân về dân tộc Việt lại đón Tết Cổ truyền - Chữ "Tết" do chữ "Tiết" (節) mà thành. Hai chữ "Nguyên Đán" (元旦) có gốc chữ Hán; "Nguyên" có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và "Đán" có nghĩa là buổi sáng sớm, cho nên đọc đúng phiên âm phải là "Tiết Nguyên Đán", nhưng chúng ta còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền hay chỉ đơn giản chỉ gọi là Tết – Tết đến, hiệu báo năm cũ đã qua, năm mới lại đến…Là dịp chúng ta tổng kết thành tựu, thất bại của năm cũ, lên kế hoạch cho năm mới, hướng về sự sum họp vui vầy bên gia đình, là dịp tưởng nhớ về cội nguồn tổ tiên ông bà, thăm hỏi bà con xa gần, đi lễ chùa cầu sự bình an…Tết là phong tục tập quán đẹp của người Việt, dù là người Việt ở xa Tổ quốc hầu hết họ luôn nhớ về ngày Tết của nước Việt.
Đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, phổ biến phong tục đẹp của người Việt với Tết Cổ truyền, nghi lễ đầu năm đi chùa, chúng tôi tổ chức biên soạn cuốn sách
Tìm Hiểu Phong Tục Ngày Tết Cổ Truyền Và Cách Nghênh Đón Điềm May Theo Quan Niệm Của Người Xưa
Nội dung cuốn sách được trình bày gồm các phần như sau:
Phần I. Tết trong lòng người Việt – Ý nghĩa, những kiêng kỵ và may mắn
Phần II. Đi chùa, giá trị tâm linh, hiểu sao cho đúng
Phần III. Cầu nguyện, cầu an, cầu siêu theo nhà Phật
Tìm hiểu chung
Trình bày nghi thức cầu nguyện, cầu an và cầu siêu
Hành trình chữa lành và lời nguyện cầu của Phật tử
Phần Phụ lục. Giới thiệu nguồn gốc, sự tích thành hoàng, đền, chùa ở Việt Nam
Mỗi phần chúng tôi khai thác mỗi chủ đề khác nhau, nhưng tựu trung lại có sự gắn kết chặt chẽ về mặt nội dung. Phần I, khái quát chung về Tết cổ truyền, bên cạnh đó chúng tôi trình bày những rất nét riêng về Tết theo quan niệm hầu hết của người Việt, hay những đúc kết thú vị về Tết của người xưa. Phần II, Giới thiệu việc đi chùa lễ Phật và đi chùa như thế nào cho đúng. Phật giáo du nhập vào Việt Nam rất sớm, khoảng thế kỷ III trước Công nguyên theo đường biển. Vì vậy, có sự dung hợp giữa Phật giáo với tín ngưỡng truyền thống. Việc đi lễ chùa Phật vào đầu năm mới trở thành một nét đẹp lâu đời của dân tộc ta và mang nhiều ý nghĩa. Phần III, hướng dẫn trình bày nghi thức cầu nguyện, cầu an và câu siêu theo nhà Phật. Phần phụ lục, Giới thiệu nguồn gốc, sự tích thành hoàng, đình, đền, chùa… tiêu biểu ở Việt Nam.